Cách xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO chi tiết

Thời gian đăng: Ngày 18 Tháng Hai, năm 2022

Cấu trúc website chuẩn đầu tiên sẽ giúp bạn tối ưu SEO hơn, sau khi tối ưu SEO rồi thì tăng tỷ lệ chuyển đổi tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy, nếu bạn muốn thiết kế một website bán hàng thì hãy xây dựng một cấu trúc website "chuẩn" trước nhé!

Cấu trúc website là gì ?

cấu trúc website là gì?
Cấu trúc website là gì?
Cấu trúc của website là cách các trang của trang web được sắp xếp và liên kết với nhau. Cấu trúc website xây dựng trang web thông qua việc điều hướng và dẫn dắt các liên kết. Đồng thời liên quan đến các yếu tố khác như đường dẫn, URL, trang danh mục, sơ đồ trang web,…
Cấu trúc trang web hợp lý sẽ giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy những thông tin họ đang cần trên trang web của bạn.

Cấu trúc website bao gồm

cấu trúc website chuẩn SEO
Cấu trúc website chuẩn SEO

1. Trang chủ - home page

Đây thường là trang đầu tiên khi khách hàng truy cập vào trang web đó. Trang này liệt kê các liên kết đến các trang khác của website.
Ở đây thường trình bày các thông tin mới nhất của doanh nghiệp, tóm tắt và giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu đối tác, các dịch vụ và sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, sự kiện, hội thảo và các thế mạnh điển hình đặc trưng.

2. Trang liên hệ

Bao gồm các hình thức liên hệ với doanh nghiệp thông qua địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ trực tiếp tại văn phòng, trụ sở, qua các hệ thống trả lời trực tuyến...thường có form liên hệ để người xem gửi yêu cầu ngay khi đang tham quan website.

3. Trang giới thiệu thông tin

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần có một trang giới thiệu về mình. Ở đây sẽ nêu ra những kinh nghiệm và thế mạnh của mình so với những doanh nghiệp khác.

4. Trang giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ

Đây là trang để doanh nghiệp mô tả chi tiết về các danh mục sản phẩm, hình ảnh và thông tin về sản phẩm dịch vụ hoạt động của doanh nghiệp mình.

5. Trang hướng dẫn hoặc chính sách

Dùng để cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng. 
Thông tin trong trang này thường hướng dẫn khách hàng làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào ... Trang này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời câu hỏi “làm thế nào ?” của người xem và tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp mình. 

Các loại cấu trúc website

Có bốn loại cấu trúc website chính. Hiểu đúng về cấu trúc website sẽ giúp các nhà thiết kế dễ dàng hơn trong việc tạo ra một kiến ​​trúc thông tin trang web có ý nghĩa.

Mô hình phân cấp

mô hình website phân cấp
Mô hình phân cấp
Mô hình phân cấp là một trong những kiểu cấu ​​trúc trang web phổ biến nhất. Mô hình phân cấp thường được sử dụng trong các ứng dụng web có chứa một lượng lớn dữ liệu. 
Mô hình phân cấp giống như một cái cây ở chỗ nó có một thân cây (tương tự như một trang chủ) phân thành nhánh các danh mục và trang.
Ví dụ: CNN.com và BBC.co.uk

Mô hình tuần tự

Mô hình tuần tự phổ biến khi dẫn dắt người dùng thông qua một trình tự như tham gia hoặc tạo tài khoản mới khi người dùng thực hiện từng bước quy trình. Các nhà thiết kế UX  sử dụng mô hình này để tạo và phát triển các luồng cho một quy trình.
Ví dụ: Các trang riêng lẻ trên wikiHow.com

Mô hình ma trận

Mô hình ma trận là một trong những kiểu cấu trúc trang web lâu năm. Cấu trúc kiểu ma trận cung cấp cho người dùng chọn nơi mà họ muốn đến tiếp theo.
Ví dụ: Wikipedia

Mô hình cơ sở dữ liệu

Mô hình cơ sở dữ liệu là một cách tiếp cận động đối với cấu trúc website, tích hợp cơ sở dữ liệu với tìm kiếm. Với cấu trúc website này, người dùng có thể tạo trải nghiệm dựa trên sự tìm kiếm của họ.

Cách xây dựng cấu trúc website tốt nhất

Để xây dựng cấu trúc website tốt và chuẩn SEO, chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn 6 bước rất cụ thể như sau.
Bước 1: Xây dựng sitemap website
Tạo sitemap là việc sắp xếp lại thông tin của bạn đơn giản và phù hợp hơn. Cấu trúc website cũng sẽ trở thành điều hướng và cấu trúc đường dẫn URL của bạn. Bạn có thể ghi nhớ những lưu ý khi xây dựng cấu trúc website
  • Hãy đảm bảo cấu trúc website của bạn phù hợp. Cần đơn giản quá trình này cho chính bạn và thuận tiện cho các crawler cũng như người dùng. Mỗi danh mục chính cần có đặc thù và sự khác biệt. Mỗi danh mục con thì cần liên quan đến danh mục chính chứa danh mục con đó.
  • Hãy đảm bảo số lượng danh mục chính từ 2 đến 7. Bạn không cần có quá nhiều danh mục chính, chỉ cần vài danh mục là được. Nếu bạn có nhiều hơn 7 danh mục chính thì bạn cần phải sắp xếp lại cho phù hợp và cân xứng.
  • Hãy cố gắng cân bằng số lượng danh mục con trong từng danh mục chính. Sự đối xứng trong cấu trúc sẽ làm hài lòng người dùng.
Bước 2: Tạo một cấu trúc URL
Cấu trúc URL của bạn nên theo 1 cấu trúc nhất định và phải tuân theo cấu trúc điều hướng trên website của bạn.
Cấu trúc URL của bạn sẽ tổ chức theo cấu trúc các mục trên website. Tức là URL của bạn sẽ chứa các từ có thực (không phải ký tự đặc biệt) và phạm vi từ khóa phù hợp, từ đó giúp người dùng đọc và hiểu rõ hơn nội dung của website.
Bước 3: Tạo điều hướng website trên HTML hay CSS
Khi tạo điều hướng, bạn hãy đảm bảo sử dụng code đơn giản. Code bằng HTML và CSS là hai phương án tạo điều hướng tốt nhất cho bạn.
Bước 4: Sử dụng cấu trúc điều hướng có chiều sâu thấp
Cấu trúc điều hướng của bạn nên đảm bảo các trang quan trọng và không nằm quá sâu trên website. Các trang nông hoạt động tốt và được ưa chuộng hơn, cả về mặt người dùng và crawler.
Bước 5: Tạo tiêu đề liệt kê các trang điều hướng chính
Tiêu đề trên cùng của website cần liệt kê các trang chính của bạn, tiêu đề này cung cấp đầy đủ mọi thứ mà khách hàng cần.
Menu đổ xuống sử dụng hiệu ứng CSS hoặc các menu kiểu ẩn đi có thể mang lại trải nghiệm  độc đáo và hấp dẫn hơn cho người dùng nhưng chúng lại không giúp tăng cường hiệu quả SEO. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng liên kết dạng chữ kèm theo các anchor text phù hợp sẽ mang lại hiệu quả SEO tốt nhất.
Bước 6: Xây dựng một cấu trúc internal link toàn diện
Internal link cho phép người dùng điều hướng một website, chúng giúp thiết lập cấu trúc điều hướng cho website cụ thể và giúp phân phối link juice trên các website tạo nên cấu trúc chặt chẽ cho website.
Internal link có thể tác động và có ảnh hưởng đến thứ hạng của SEO. Bạn càng có nhiều internal link trên toàn bộ các trang thì càng tốt
Kết luận: Ở phần trên bài viết, chúng tôi đã liệt kê cấu trúc tốt nhất của 1 website bao gồm những gì. Tóm gọn lại, cấu trúc website lý tưởng sẽ sắp xếp theo cấp độ như sau:
Trang chủ nằm ở trên cùng
Các trang thư mục nằm ngay bên dưới trang chủ
Trang thư mục con (chỉ có ở các trang lớn)
Các trang, bài đăng cụ thể nằm ngay dưới thư mục con.
Xây dựng một cấu trúc website tốt và lý tưởng giúp cho cả người đọc lẫn Google điều hướng tốt hơn trên trang, từ đó nâng cao thứ hạng SEO và làm tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Đánh giá bài viết:
4.9/5(40 đánh giá)

Dịch vụ chúng tôi có trên 5.500 khách hàng tin dùng, luôn phục vụ Quý khách hàng bằng sự tâm huyết với chất lượng sản phẩm tốt nhất, hướng tới tính hiệu quả sử dụng, tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Hãy gửi yêu cầu tư vấn để Song Lê được phục vụ bạn.

Liên hệ tư vấn

Các tin khác

Trang chủ Danh mục Gọi điện Chat Zalo Messenger