Plan marketing tổng thể là gì? Vì sao nói plan marketing tổng thể đem lại cái nhìn bao quát cho doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu cùng Song Lê tại bài viết dưới đây.
1. Plan marketing tổng thể (kế hoạch marketing) là gì?
Plan marketing tổng thể là một bản kế hoạch được xây dựng chi tiết cụ thể bao gồm các hoạt động rõ ràng để triển khai cho dự án quảng cáo, truyền thông của doanh nghiệp. Giúp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong một khung thời gian nhất định (tháng/quý/năm).
Dựa trên nhu cầu phát triển và thực trạng thực tế của doanh nghiệp mà sẽ có những plan marketing tổng thể khác nhau tại những thời điểm riêng biệt.
Một kế hoạch marketing tổng thể sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cách đo lường kết quả hoạt động từ đó mà các nhà marketing có thể dễ dàng đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch.
2. Vì sao doanh nghiệp cần plan marketing tổng thể?
Plan marketing tổng thể đem lại cái nhìn bao quát nhất cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm rõ mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai.
-
Xác định rõ ràng và nắm bắt chính xác nhu cầu khách hàng. Hiểu rõ hành vi mua, các yếu tố ảnh hưởng.
-
Xác định đối thủ cạnh tranh, ưu thế cạnh tranh.
-
Hiểu và xác định được thị trường tiềm năng
-
Thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ định vị rõ ràng, tăng ưu thế cạnh tranh.
-
Đo lường tính hiệu quả của các hoạt động marketing đã triển khai.
-
Giúp nhân viên nắm bắt đúng định hướng công ty.
-
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng plan marketing tổng thể tốt hơn trong tương lai.
3. Các bước lập Plan marketing tổng thể
Bước 1: Phân bổ và xác định ngân sách thực hiện kế hoạch
Chiến lược marketing tổng thể là yếu tố giúp sản phẩm và dịch vụ tăng doanh số bán hàng. Song thị trường và nhóm khách hàng của mỗi sản phẩm và dịch vụ là khác nhau.
Do đó phân bổ và xác định ngân sách phù hợp là cần thiết. Ngân sách không nhất định phải quá lớn nhưng cần được tính toán cẩn thận bởi việc phát triển plan marketing là cả một chặng đường dài và có sự ảnh hưởng rất lớn đến tương lai.
Bước 2: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Khi thực hiện các plan Marketing tổng thể hai yếu tố doanh nghiệp không thể bỏ qua là tình hình doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh. Và để lắm rõ 2 yếu tố này việc nghiên cứu và phân tích thị trường là điều cần thiết.
Việc nghiên cứu, phân tích và xác định vị thế trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ lợi thế và khó khăn của chính doanh nghiệp mình. Hiểu được về sản phẩm dịch vụ do mình cung cấp từ đó xác định chính xác khách hàng tiềm năng, thị trường mục tiêu và giá thành phù hợp cho sản phẩm.
Khi đã hiểu rõ về chính mình, doanh nghiệp cần nắm bắt được đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai, vị trí của họ đang ở đâu trên thị trường, lợi thế và điểm yếu của họ là gì, sản phẩm của họ có đặc điểm ra sao.
Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những phương án phát triển chính xác, hợp lý cũng như tạo dựng được những chiến lược phù hợp để ứng phó với những phương án phản công của đối thủ.
Bước 3: Xác định mục tiêu cụ thể
Bất kỳ một chiến lược Marketing tổng thể nào cũng cần có mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu đó là kim chỉ nam hành động giúp chiến lược Marketing tổng thể luôn đi đúng hướng.
Mục tiêu khi thực hiện plan Marketing tổng thể có thể là: tăng lượng traffic vào website, tăng độ nhận diện thương hiệu cho nhãn hàng mới, gia tăng doanh thu, cải thiện doanh số bán hàng, giúp website của doanh nghiệp lên top Seo,..
Bước 4: Lên plan Marketing tổng thể
Các công việc doanh nghiệp cần làm để xây dựng plan Marketing tổng thể hiệu quả gồm có:
Một là, xác định chân dung khách hàng mục tiêu.
Yếu tố để xác định chân dung khách hàng mục tiêu bao gồm: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, thu nhập và nhu cầu cá nhân,…
Từ các yếu tố tổng hợp và phân tích tìm ra hành vi mua, insight của khách hàng để xây dựng các phương án marketing thích hợp.
Plan marketing tổng thể
Hai là, xây dựng thông điệp marketing rõ ràng, phù hợp và thu hút.
Việc xây dựng thông điệp, content marketing phù hợp, hấp dẫn sẽ thu hút và gây ấn tượng tốt với khách hàng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với khách hàng mục tiêu và tạo thêm được nhiều khách hàng tiềm năng.
Cuối cùng là lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.
Kênh quảng cáo nên là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thay vì là gánh nặng ngân sách cho nên việc lựa chọn kênh phù hợp là rất cần thiết.
Hiện nay những kênh marketing phổ biến được áp dụng rộng rãi gồm: PR báo chí, chạy Google Ads, Email Marketing, Social Media Marketing, SEO,…
Bước 5: Triển khai công việc cụ thể theo plan Marketing tổng thể
Thời điểm có thể thực hiện triển khai là sau khi chiến lược đề xuất được cấp trên xét duyệt và thông qua.
Bạn phải đảm bảo duy trì đúng tiến độ thời gian cho từng hạng mục và sự phân công nhân sự chịu trách nhiệm ở các hạng mục đó cần được cụ thể, rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan.
Tới đây,có thể khẳng định rằng, triển khai công việc theo plan là giải pháp hữu hiệu cho định hướng phát triển và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. Từ đó tạo nên quy trình thực hiện có tính khả thi nhất đối với doanh nghiệp của mình.
Bước 6: Đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing tổng thể
Việc cuối cùng cần thực hiện của mỗi plan Marketing tổng thể chính là đo lường và đánh giá hiệu quả đạt được. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp rút ra những bài học, kinh nghiệm bổ ích giúp những chiến dịch Marketing sau đạt hiệu quả vượt trội hơn.
Một số dữ liệu doanh nghiệp có thể sử dụng để đo lường hiệu quả là doanh số bán hàng, mục tiêu khách hàng tiềm năng đã tiếp cận được, lượt truy cập website,…
4. Các mẫu plan marketing tổng thể
Một số mẫu gồm có:
-
Kế hoạch marketing social media
-
Kế hoạch content marketing
-
Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới
-
Kế hoạch tăng trưởng
5. Một số campaign thành công
5.1. Coca-Cola
Plan marketing tổng thể
Coca-Cola là ví dụ điển hình nhất về sử dụng tốt plan marketing tổng thể. Họ đã xây dựng toàn bộ kế hoạch marketing của mình về một mục tiêu là Hạnh phúc. Họ không chỉ marketing sản phẩm mà còn tiếp thị Hạnh phúc và coi nó là cốt lõi cần đạt được.
Dựa trên mục tiêu đó, Coca-Cola quảng bá Hạnh phúc khắp nơi gây ấn tượng trong lòng khách hàng về dòng thức uống giải khát gắn liền với những khoảnh khắc vui vẻ trong cuộc sống, gắn kết các mối quan hệ
5.2. The Coffee House
Một thương hiệu đã thực hiện khá tốt chiến lược marketing tổng thể tại Việt Nam có thể kể đến The Coffee House. Ngay từ đầu, mục tiêu marketing của hãng đã được thể hiện rõ ràng nhất quán từ chính tên thương hiệu của họ “The Coffee House” (Nhà cà phê): là nơi mọi người xích lại gần nhau, đề cao giá trị kết nối và sẻ chia bên những tách cà phê, ly trà đượm hương, truyền cảm hứng về lối sống hiện đại.
Không chỉ tiếp thị sản phẩm, The Coffee House còn tiếp thị về không gian và con người. Nhờ vậy, plan marketing tổng thể của The Coffee House đã vô cùng thành công và tăng trưởng mạnh mẽ. Đến nay, The Coffee House đã phủ sóng với 155 cửa hàng lớn, nhỏ trên toàn quốc và hơn 40.000 khách hàng mỗi ngày.
5.3. Spotify
Spotify khi xuất hiện trên thị trường đã tạo nên cơn sốt cho cộng đồng người nghe nhạc trực tuyến. Tuy không phải hãng duy nhất trên thị trường song nhờ xây dựng tốt plan marketing tổng thể họ đã thu hút khách hàng và khiến đối thủ phải dè chừng.
Cung cấp trải nghiệm khác biệt cho người dùng là chiến lược mà hãng hướng tới. Họ tập trung khai thác thói quen người dùng bằng công nghệ machine-learning (hay máy tự học).
Từ dữ liệu phân tích hãng sẽ đưa ra gợi ý về playlist hay bản nhạc phù hợp, nghệ sĩ được nghe thường xuyên cho khách hàng. Kích thích người dùng không chỉ chọn lựa dòng nhạc theo tâm trạng mà còn khám phá những bản nhạc mới.
Không chỉ vậy thứ 2 mỗi tuần, Spotify sẽ làm mới mục đề xuất danh sách nhạc hàng tuần cho người dùng đưa ra những bản nhạc phù hợp khiến họ có thể chưa nghe bao giờ nhưng khả năng lớn là sẽ thích những bài hát đó.
6. Kết luận
Qua bài viết ta hiểu được rằng plan marketing tổng thể là rất quan trọng. Nó không chỉ đem đến cái nhìn tổng quan về thị trường mục tiêu mà còn định hướng phát triển doanh nghiệp cũng như từng chiến lược cụ thể cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.