Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi, biến TRAFFIC thành đơn hàng

Thời gian đăng: Ngày 27 Tháng Hai, năm 2022

Tỉ lệ chuyển đổi là gì?

Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate) là khái niệm không quá mới mẻ trong Marketing Online, .Tỉ lệ chuyển đổi được hiểu như khả năng chuyển đổi các yếu tố khách hàng tiềm năng bao gồm lượt truy cập trên website, lượt like trên các fanpage bán hàng… thành hành vi mua hàng, đăng kí nhận thông báo / thông tin về sản phẩm.
Hay nói đúng hơn, tỉ lệ chuyển đổi thể hiện hiệu quả của một chiến dịch tiếp thị bán hàng, sản phẩm thông qua các hành vi mà khách hàng thực hiện. Thông thường, tỉ lệ chuyển đổi thường được đo lường bằng công thức sau đây:
Tỉ lệ chuyển đổi  = Số lượng chuyển đổi / Tổng khách truy cập
tỷ lệ chuyển đổi là gì
Với mỗi loại mục tiêu chuyển đổi (như mua hàng) bạn lại có một tỉ lệ chuyển đổi khác nhau. Chuyển đổi (conversion) ở đây được định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng… Đối với marketer, chuyển đổi có thể là hành động thanh toán sản phẩm, hành động đăng ký dịch vụ… Đối với người biên tập nội dung, chuyển đổi có thể là đăng ký thành viên, đăng ký nhận bản tin…
Các doanh nghiệp đang đổ hàng chục đến hàng trăm triệu vào việc xây dựng website và đổ traffic về web. Nhưng nếu không tăng tỷ lệ chuyển đổi được từ những traffic này, thì bao nhiêu công sức đổ vào đây đều hoàn toàn vô nghĩa. Không những không tăng được doanh số mà còn có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách, thua lỗ do doanh nghiệp phải tốn chi phí lớn để duy trì các website này.
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm sao để tăng tỷ lệ chuyển đổi?
Chính là xây dựng một phễu chuyển đổi hiệu quả.
Đương nhiên, nói thì dễ hơn làm. Nếu bạn đang loay hoay tìm cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi, đây chính là bài viết mà bạn đang cần. Bài viết này sẽ đưa ra 8 chiến thuật giúp bạn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, không chỉ giúp bạn tăng doanh số và lợi nhuận, mà còn giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Xác định điểm làm suy yếu dòng chảy dữ liệu (Bottleneck)

Trước khi bạn bắt đầu cải thiện phễu chuyển đổi của doanh nghiệp, bạn cần phải xác định những vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải.
Bước đầu tiên chính là hiểu được cách mà người dùng kết nối với trang web của bạn.
Sử dụng bản đồ nhiệt (heatmap) để biết được những điểm mà người dùng đã click vào trên trang landing page của bạn. Thêm vào đó, bạn có thể nâng cấp bản đồ trượt trên trang để biết được người dùng bị văng ra ở khu vực nào trên website.
Cách hay nhất chính là rút ngắn trang landing page của bạn đến điểm mà người dùng bị văng ra. Hoặc bạn cũng có thể thêm vào một nút CTA tại khu vực đó nhằm giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, cũng như tăng doanh số bán hàng.
Một khi mà bạn đã hiểu được hành vi người dùng, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm trên trang web của mình. Những phân khúc bạn nên thử nghiệm bao gồm: thiết kế trang, CTA, nội dung và còn nhiều thứ khác nữa. Chạy các thử nghiệm A/B test để biết được loại nào sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi, từ đó, tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
  • Lời khuyên: Bạn nên phân tích thật kỹ các báo cáo này, để không chỉ nắm được hiệu suất của website, mà còn biết được những vấn đề mà website cần cải thiện.

Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao

Khi mua hàng trên mạng, người dùng không thể chạm vào hay sử dụng thử những món hàng đó. Cách duy nhất chính là giúp họ có cái nhìn rõ ràng hơn về sản phẩm của mình thông qua các hình ảnh trực quan trên trang web của bạn.
Việc sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao có thể giúp bạn thu hút sự quan tâm của người dùng, giúp bạn nổi bật hơn so với những đối thủ khác trong cùng phân khúc. Hãy chắc chắn rằng những hình ảnh, video bạn đăng lên có sự đa dạng để giúp phô rõ sản phẩm của bạn hơn.
Việc truyền thông này không chỉ giúp khách hàng quen với sản phẩm, mà còn ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Một số công ty còn thêm vào các loại video có tính tương tác. Với tính năng này, người dùng có thể xoay bức hình qua nhiều phương diện, giúp họ có cái nhìn toàn diện hơn về sản phẩm từ nhiều các khía cạnh khác nhau.
tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số

Đầu tư vào phần mô tả sản phẩm

Khi nói đến việc marketing cho các thương hiệu thương mại, việc giới thiệu sản phẩm tốt chính là điều kiện tiên quyết để tăng được tỉ lệ chuyển đổi.
Đây là một cách hay để giúp người dùng biết được những gì họ có thể kì vọng từ sản phẩm của bạn.
Khi mà bạn viết giới thiệu về sản phẩm của mình, hãy nhớ rằng “đừng viết quá dài”. Bạn cần phải đưa ra càng nhiều chi tiết càng tốt nhưng đừng khiến nó trở nên dài dòng lê thê. Và bạn cũng phải nhớ khách hàng mục tiêu của bạn là ai nữa.
Hãy giới thiệu sản phẩm theo cách mà bạn có thể trả lời tất cả câu hỏi của khách hàng của bạn. Thêm vào đó, đừng quên việc làm nổi bật tất cả các lợi ích của sản phẩm của bạn.
Đây là một ví dụ cho việc giới thiệu sản phẩm mà vừa có thể giải quyết tất cả các mối quan ngại của khách hàng vừa không quên làm nổi bật các lợi ích về sản phẩm.
mô tả sản phẩm

Đưa ra nhận xét của khách hàng

Các đánh giá có thể là một công cụ tốt để cung cấp bằng chứng về tính năng của sản phẩm cho khách hàng của bạn. Để có cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm, người dùng thường dựa vào các đánh giá, nhận xét để chắc rằng sản phẩm đó có đáng mua hay không.
Để gia tăng sự tin tưởng từ khách hàng mục tiêu của bạn, các đánh giá này là điều không thể thiếu. Vậy nên, khi bạn thiết kế trang web cho sản phẩm, hãy chắc rằng bạn có thêm vào phần đánh giá của khách hàng. Và phần này nên được trình bày rõ ràng để khách hàng của bạn có thể dễ dàng tìm thấy.
nhận xét khách hàng

Đơn giản hóa quá trình xác nhận mua hàng

Nếu bạn muốn chuyển đổi những cú click chuột trở thành đơn hàng, bạn cần phải chắc chắn rằng quá trình mua hàng diễn ra trơn tru hết mức có thể. Nếu quá trình xác nhận mua hàng có quá nhiều bước hoặc quá khó hiểu, người dùng sẽ trở nên khó chịu và mất hứng mua hàng.
Đối với những người mới bắt đầu, hãy chắc rằng bạn chỉ bắt khách hàng điền vào những thông tin thật sự cần thiết. Những thông tin cơ bản như: tên, địa chỉ, số điện thoại, và phương thức thanh toán là vừa đủ.
Để đơn giản hóa quá trình điều hướng, bạn cũng có thể rút ngắn số lượng trang web mà người dùng có thể đi qua để đến bước xác nhận mua hàng.
Amazon là một ví dụ điển hình. Họ có quy trình vô cùng đơn giản, chỉ bao gồm 3 bước. Nếu như bạn cũng đang sở hữu một trang web bán hàng, bạn cũng nên cố gắng sở hữu một quy trình mua hàng tương tự như vậy.

Theo sát những đơn hàng bị bỏ quên trong giỏ

Là một nhà marketer hay chủ doanh nghiệp, việc nhìn thấy khách hàng của mình không còn đoái hoài gì đến giỏ hàng thì thật là đau lòng. Nhưng kể cả khi người dùng không còn truy cập nữa, bạn cũng có thể tiếp cận họ thông qua các email gợi nhắc. Việc này sẽ gợi nhớ họ về việc hoàn thành quá trình mua hàng của mình.
Để làm được điều này, bạn cần nâng cấp một nền tảng đặc biệt dành riêng cho email marketing và việc bỏ rơi giỏ hàng. Khi sử dụng những nền tảng, bạn có thể gửi những email nhắc nhở khách hàng khi họ bỏ quên giỏ hàng của mình. Và một khi mà cả quy trình diễn ra tự động, bạn không cần phải theo sát tất cả người dùng và hành vi mua hàng của họ nữa.
Nếu bạn có ý định sử dụng email gợi nhắc khi khách hàng bỏ quên giỏ hàng, hãy đầu tư vào phần nội dung email. Hãy làm cho nó thật đặc sắc để có thể thu hút người đọc và khiến họ hành động theo mong muốn của bạn.

Áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau

Phương thức thanh toán trên website của bạn có thể là nhân tố quan trọng để tăng tỉ lệ chuyển đổi. Ví dụ như, bạn chỉ cho phép khách hàng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Nếu như họ không có thẻ ngân hàng, dù cho họ có muốn mua đến thế nào, họ cũng không thể mua được.
Vậy nên, việc đưa ra nhiều phương thức thanh toán khác nhau sẽ rất cần thiết nếu bạn muốn tăng tỉ lệ chuyển đổi, hay tăng doanh số. Đây là một số hình thức thanh toán khác nhau mà bạn có thể áp dụng:
  • Thanh toán bằng tiền mặt
  • Trả bằng ví điện tử (Momo, Airpay, Paypal,..)
  • Thẻ quà tặng
  • Thẻ ghi nợ

Tối ưu trình duyệt web dành cho thiết bị di động

Một trong những xu hướng công nghệ thương mại lớn nhất chính là sự chuyển dịch sang các thiết bị di động.
Phần lớn người dùng đang sử dụng điện thoại cho các hoạt động như: mua hàng, thanh toán,.. . Nếu như trang web của bạn chưa được tối ưu cho các thiết bị di động, bạn sẽ không thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng này.
Hãy bắt đầu bằng việc đảm bảo trang web của bạn có trình duyệt riêng dành cho các thiết bị di động. Một số người dùng có thể sử dụng tablet, một số thể sử dụng smartphone. Bỏ qua vấn đề về kích thước màn hình của họ, trang web của bạn chỉ cần thích ứng vừa đủ để vừa với khung hình của họ.
Không chỉ giúp tăng trải nghiệm người dùng, điều này còn có thể giúp bạn tối ưu SEO trên trang web của bạn. Và nếu bạn có đủ tài nguyên, bạn có thể cân nhắc việc phát triển một app(ứng dụng) đặc biệt dành cho thương hiệu của bạn, để không chỉ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, tăng doanh số, mà còn tăng độ trung thành của khách hàng nữa.
Bạn đã sẵn sàng biến khách truy cập trở thành khách hàng trung thành của bạn chưa?
Để chuyển đổi lượt truy cập trở thành doanh số và lợi nhuận, bạn cần phải tập trung vào việc tối ưu tỉ lệ chuyển đổi. Mà khi nói về tỉ lệ chuyển đổi, kể cả những chi tiết nhỏ như nơi đặt CTA hay một số câu từ khác biệt trong nội dung cũng có thể tạo ra những sự thay đổi lớn.
Việc cung cấp những mô tả chi tiết về tính năng và lợi ích của sản phẩm của bạn cũng vô cùng quan trọng. Hơn thế nữa, bạn cũng nên thêm vào những hình ảnh, video chất lượng cao để tăng thiện cảm của họ đối với sản phẩm.
Khi nói về tỉ lệ chuyển đổi, trải nghiệm người dùng cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng doanh số. Hãy đảm bảo rằng trang web của bạn tương thích với tất cả thiết bị truy cập khác nhau của khách hàng.
Và cũng đừng quên cải thiện quy trình xác nhận mua hàng, hãy khiến nó trở nên đơn giản hơn và không khiến khách hàng phải qua quá nhiều trang khác nhau, hay phải điền những thông tin không cần thiết.
Bạn cũng sẽ muốn tối giản hóa trải nghiệm mua sắm của người dùng nhiều nhất có thể.
Và để tăng tỉ lệ chuyển đổi và tăng doanh số một cách tối ưu nhất, hãy chạy thử A/B test và kiểm tra bản đồ nhiệt để xem những phần nào cần được cải thiện. Những báo cáo này là vô cùng quan trọng, bạn cần phải phân tích chúng một cách kĩ lưỡng. Vì chúng không chỉ giúp bạn biết được những phần mà bạn làm tốt, cần phát huy; hay những phần chưa tốt, ảnh hưởng đến doanh số của bạn, mà còn giúp bạn nắm được insight khách hàng của bạn. Đây chính là chìa khóa giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và gia tăng thị phần của mình trên bản đồ thương mại.
Và cuối cùng, hãy nhẫn nại.
Việc tăng tỉ lệ chuyển đổi sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Bạn sẽ cần phải kiên nhẫn với những nỗ lực của mình để thấy được những thay đổi mà bạn mong muốn.
Hi vọng bài viết giúp ích bạn trong việc sử dụng website hiệu quả trong kinh doanh.
Để nhận được những tư vấn, những bài chia sẽ, hướng dẫn hữu ích, bạn hãy click vào "Liên hệ tư vấn" để Song Lê đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc kinh doanh của bạn.
 
Đánh giá bài viết:
4.8/5(34 đánh giá)

Dịch vụ chúng tôi có trên 5.500 khách hàng tin dùng, luôn phục vụ Quý khách hàng bằng sự tâm huyết với chất lượng sản phẩm tốt nhất, hướng tới tính hiệu quả sử dụng, tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Hãy gửi yêu cầu tư vấn để Song Lê được phục vụ bạn.

Liên hệ tư vấn

Các tin khác

Trang chủ Danh mục Gọi điện Chat Zalo Messenger