Các tiêu chí xếp hạng trang web quan trọng của Google

Thời gian đăng: Ngày 30 Tháng Mười, năm 2019

Google sử dụng khoảng 200 tiêu chí để xếp hạng một trang web, một con số rất lớn với những người mới bắt đầu, nhưng đúng thật nếu bạn muốn keyword của mình có vị trí tốt thì không thể không tìm hiểu hết tiêu chí xếp hạng đó, bài viết này tôi muốn chia sẻ những tiêu chí quan trọng nhất để bạn vẫn có được vị trí tốt, tiếp theo muốn lên top và giữ top bền vững bạn sẽ áp dụng, trải nghiệm theo thời gian và kinh nghiệm thực tế
cac-tieu-chi-xep-hang-quan-trong-cua-google
Tiêu chí xếp hạng trang web của google
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của google xếp hạng trang web

Yêu tố Nội dung 

1. Chất lượng nội dung

Nội dung là vua và việc sáng tạo nội dung chất lượng có giá trị với người dùng, đúng tâm lý của người dùng (xác định đúng khách hàng mục tiêu) vẫn là tiêu chí quan trọng hàng đầu, bởi google cũng đánh giá nội dung để phục vụ người dùng, và tất cả các tiêu chí của google đưa ra cũng xem yếu tố này ở vị trí cao nhất, tiếp theo đó mới là các kỹ thuật bổ trợ giúp việc trình bày nội dung tiếp cận khách hàng có hiệu quả hơn. Tiến xa hơn là việc trình bày nội dung có cấu trúc để các bộ máy của google hoặc công cụ bên thứ ba có thể hiểu được nội dung phục vụ cho việc phân tích đánh giá, để các công cụ có thể hiểu được nội dung và chuyển dữ liệu TEXT sang VOICE phục vụ người khiếm thính. 
cac-tieu-chi
Chất lượng nội dung được đánh giá cao trong SEO
Tất cả nội dung không có giá trị như nội dung sao chép, nội dung dịch lại bằng công cụ máy sẽ không có giá trị nhiều, nếu bị phát hiện sẽ quy vào nội dung rác, không có giá trị thông tin và có thể sẽ dính các hình phạt của google. Bởi không đơn giản mà google có hàng ngàn kỹ sư chuyên nghiên cứu các thuật toán để xử lý vấn đề này để bảo vệ người dùng luôn có được nội dung tốt và nắm được và thực hiện theo nguyên tắc này bạn sẽ có được vị trí xứng đáng trong kết quả tìm kiếm của Google.
cac-tieu-chi-xep-hang
Tiêu chí xếp hạng của moz

Yếu tố On page

Trang của bạn được tối ưu On page có tác dụng sâu sắc nhất trong kết quả xếp hạng của search engine. Dưới đây là những tiêu chí tối ưu trang ảnh hưởng đến thứ hạng hiển thị trong tìm kiếm:

2. Từ khóa trong thẻ tiêu đề - Title tag. 

Tag tiêu đề là một trong những tiêu chí quan trọng nhất cho một công cụ tìm kiếm. Thẻ title cung cấp mô tả chính xác về nội dung của trang. Công cụ tìm kiếm sử dụng nó để hiển thị tiêu đề trong kết quả tìm kiếm. Bao gồm một từ khóa trong đó để google xếp hạng trang. 
Lý tưởng nhất, các từ khóa nên được đặt ở đầu của thẻ tiêu đề. Các trang được tối ưu hóa theo cách này sẽ xếp hạng tốt hơn so với những từ khóa gần cuối khóa của tiêu đề.

3. Từ khóa trong thẻ meta mô tả - Description tag. 

Tầm quan trọng của thẻ mô tả thường được thảo luận trong giới SEO.  Nó cũng rất quan trọng để quyết định nhấp chuột của người dùng từ các trang kết quả tìm kiếm. Bao gồm các từ khóa trong thê mô tả là tiêu chí xếp hạng quan trọng với công cụ tìm kiếm và và được làm nổi bật để người dụng nhận biết.

4. Từ khóa trong thẻ H1. 

H1 là một yếu tố quan trọng, mô tả về nội dung các trang. H1 có chứa từ khóa và xuất hiện ngay đầu sẽ sẽ tốt hơn.

5. Sử dụng từ khóa chính xác ít nhất một lần trong trang. 

Cho đến gần đây, nội dung trang  với từ khoá chính xác xuất hiện ít nhất 1 lần là cách chắc chắn để tăng thứ hạng cho một từ khoá cụ thể.  Tuy nhiên tùy thuộc độ dài của nội dung mà bạn phân bổ từ khóa chính xác nên đặt ở phần mở đầu, giữa nội dung bài và trong phần kết luận, tỷ lệ nằm trong khoảng 2-4% tổng số từ, theo khuyến cáo của MOZ không vượt quá 15 lần xuất hiện.

6. Chiều dài của nội dung. 

Nội dung không đáp ứng với các thông tin cơ bản cho người dùng.  Nội dung có thể bao gồm nhiều khía cạnh của chủ đề. Đừng e ngại bài viết dài nếu rất hữu ích cho người dùng, nội dung dài nên chia thành nhiều mục, và có phần tóm tắt, mục lục trình bày ngay phần đầu bài viết để người dùng có cái nhìn tổng quan về nội dung bạn sẽ trình bày chi tiết phía dưới.

7. Nội dung trùng lặp. 

Nội dung trùng lặp, nội dung tương tự trên các trang khác của trang web thực sự có thể làm hại website của bạn trong việc xếp thứ hạng. Vì vậy tránh sao chép nội dung phải đảm bảo mỗi trang có nội dung duy nhất.

8. Thẻ Canonical. 

Đôi khi, có hai URL có nội dung tương tự là không thể tránh khỏi. Một trong những cách từ ngăn chặn nội dung trùng lặp bằng cách sử dụng một thẻ Canonical trên trang web. Thẻ này nói với Google rằng có một URL có nội dung tương đương nôi dung trang gốc đặt trong canonical.

9. Tối ưu hóa Hình ảnh. 

Không chỉ văn bản cần được tối ưu hóa trên một trang mà hình ảnh cũng cần được tối ưu có thể gửi các tín hiệu thích hợp tới công cụ tìm kiếm thông qua các mô tả trong thuộc tính alt, chú thích thích, và mô tả cho ảnh.

10. Cập nhật nội dung. 

Thuật toán của Google sẽ chấm điểm tần suất làm tươi mới nội dung. Những trang thương mại, chẳng hạn như mô tả sản phẩm, hầu như  có ít thông tin để làm mới,  trên trang của bạn có thể tạo các mục như tính năng của sản phẩm, thông tin hướng dẫn sử dụng, bảo hành bảo trì, nâng cấp tình năng, hoặc đăng những thông tin có liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn, tóm lại cần phải cập nhật nội dung một lần mỗi tháng hoặc nhiều hơn càng tốt.

11. Liên kết ngoài (outbound link)

Liên kết ra ngoài đến các trang có Authority cao sẽ gửi tín hiệu tin cậy tới các công cụ tìm kiếm.  Đây có thể là một yếu tố tạo niềm tin với Google. Tuy nhiên nếu dẫn nhiều liên kết ra bên ngoài, có thể làm giảm đáng kể PageRank của trang, làm giảm khả năng xếp hạng trong công cụ tìm kiếm. Vì vậy nên sử dụng cách điều độ và hợp lý, mỗi trang nên dẫn không quá 5 link ra ngoài.

12. Liên kết nội bộ. 

Việc liên kết nội bộ giữa các trang trên trang web của bạn có thể vượt qua sức mạnh giữa chúng, và hiệu quả của nó vượt ngoài mong đợi bởi liên kết nội bộ cũng tương tự như backlink, và nếu nội dung của bạn xác định được chủ đề và tổ chức theo Hub Content thì sẽ thấy hiệu quả và thực sự bền vững, xem cách tổ chức Hub Content trong bài viết Chiến lược SEO bền vững.

13. Từ khóa trong URL. 

Từ khóa trong URL (xuất hiện sau ".com/" của URL) cũng là tiêu chí xếp hạng của Google, và từ khóa chỉ xuất hiện 1 lần, độ dài URL không nên qua 75 ký tự.

14. AMP- Các page tối ưu hóa cho di động của Google

AMP(Accelerated Mobile Pages) có các kết quả khác nhau và đã gây ra nhiều bất ngờ, kết quả tìm kiếm có AMP được ưu tiên hơn và được đánh dấu.
 
Google có một cam kết nghiêm túc với AMP, các trang AMP có thể tải nhanh gấp 30 lần so với không sử dụng AMP. AMP được kỳ vọng là sẽ mang lại những kết quả mạnh mẽ trong năm 2017.
Google sẽ tập trung chủ yếu vào trải nghiệm của người dùng và các tín hiệu hiệu suất về công nghệ từ phiên bản di động của một trang web. 
Tốc độ tải trang sẽ tiếp tục là một yếu tố quan trọng và sẽ trở thành yếu tố vô cùng cần thiết khi tập trung vào di động.

15. Schema và dữ liệu cấu trúc

Google hiện nay đang tăng cường trí thông minh nhân tạo, nên việc sử dụng dữ liệu cấu trúc và schema hoặc các microdata sẽ trở nên quan trọng hơn trong việc hỗ trợ các công cụ tìm kiếm hiểu được trang web của bạn.
schema
Schema markup là hữu ích nhất trong việc cung cấp các thông tin bổ sung về:
Việc làm sáng tạo
Các sự kiện
Các sản phẩm
Con người
Nơi chốn
Thực đơn
Các chuyến bay
Các dịch vụ
Các tổ chức

16. RankBrain và trí thông minh nhân tạo

Google cũng đang chạy hết tốc lực với quy trình học máy (machine learning) với thuật toán Hummingbird - là một bước tiến thay cho các từ khóa cụ thể. RankBrain là nơi mà Google tổng hợp AI ( trí thông minh nhân tạo) vào trong tìm kiếm. Điều này đã đưa việc tìm kiếm đến những bước tiến mới và tăng cường tầm quan trọng của việc tối ưu hóa cho một chuỗi các khả năng, dựa trên nhóm các từ khóa hoặc chủ đề.

Các yếu tố trang web:

Có nhiều tiêu chí trang web có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị tìm kiếm như:

17. Sơ đồ trang web - sitemap. 

Một sitemap sẽ giúp công cụ tìm kiếm để đánh index tất cả các trang trên trang web của bạn. Đó là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nói với Google những gì trang web của bạn có. Bạn có thể dùng công cụ sinh sitemap tự động cho trang tại https://www.xml-sitemaps.com/

18. Độ tin cậy của domain. 

Vấn đề của domain được Google tin tưởng sẽ xếp hạng cao hơn. Nhưng làm thế nào để bạn xây dựng niềm tin đó?  Backlinko cung cấp một danh sách đầy đủ các tiêu chí để tạo lòng tin, tham khảo ở đây. 

19. Địa điểm đặt Máy chủ. 

Vị trí đặt máy chủ là tiêu chí xếp hạng theo quốc gia hoặc khu vực cụ thể.

20. Tối ưu trang web với thiết bị di động 

Tới nay số lượng người dùng sử dụng thiết bị di động chiếm 75%, và số lượng search từ mobile đến trang web chiếm trên 60% tham khảo tại http://imgur.com/MfNzDtx. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi mà một trang web được tối ưu cho điện thoại di động sẽ ảnh hưởng đến việc xếp hạng của google.
 
toi-uu-giao-dien-dien-thoai
 

21. Tích hợp Google Search Console. 

Sau khi trang web của bạn được xác nhận tại Google Webmaster Tools sẽ giúp việc google đánh index trang web của bạn dễ dàng hơn. Công cụ này cung cấp các dữ liệu có giá trị, bạn có thể sử dụng để tối ưu hóa trang web của bạn tốt hơn.

22. HTTPS đang ảnh hưởng đến dữ liệu referral 

Google thêm các cảnh báo đến các trang website trong Chrome mà không sử dụng HTTPS. Nếu không sử dụng HTTPs sẽ có một thông báo “Not Secure” in đậm. Thông báo này sẽ bung ra cho mọi webpage trong suốt năm, nếu trang của bạn chưa sử dụng HTTPs hãy bắt đầu ngay thôi.
Một số bước lưu ý khi chuyển từ giao thức HTTP sang HTTPS
Mua các chứng nhận chính xác
Xác minh chứng nhận với hosting
Chuyển mọi link nội bộ sang HTTPS
Kiểm tra code để xem có bất kỳ trang dynamic nào cần chuyển sang HTTPS không.
Tạo những chuyển hướng 301 cho tất cả các page qua HTTPS
Đảm bảo là bất kỳ thẻ canonical nào cũng đều trỏ về HTTPS
Đảm bảo rằng tất cả các chia sẻ trên social đều có thể chuyển sang URL mới hoặc là tất cả sẽ trở lại bằng không.
Kiểm tra mọi marketing automation, dịch vụ email
Cập nhật bất kỳ chiến dịch PPC nào sang HTTPS
Xác minh Search Console mới và cập nhật Analytics

Yếu tố Off page

Khi xếp hạng các trang, Google sẽ xem xét các yếu tố Off page. Dưới đây là một số trong những tiêu chí quan trọng:

23. Số lượng liên kết tới domain. 

Số lượng liên kết domain đến bạn là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng.

24. Số lượng liên kết tới trang. 

Số liên kết từ nhiều tên miền đến trang web của bạn, sẽ tốt hơn số lượng liên kết từ các trang cùng domain, sự đa dạng của backlink từ các domain .gov, .edu, .com, .org, và từ những website có nội dung tương đồng và nội dung liên quan tới trang của bạn

25. Uy tín Domain trang đặt liên kết (Domain Authority)

Không phải tất cả các trang đều bình đẳng. Liên kết đến các trang web có Domain Authority(DA) cao hơn sẽ là một yếu tố lớn hơn so với những trang có DA thấp hơn. Vì vậy, bạn nên cố gắng để xây dựng các liên kết từ các trang web DA có chỉ số cao.

26. Liên kết liên quan. 

Một số chuyên gia SEO cho rằng các liên kết từ các trang liên quan đến chủ đề trang web của sẽ tốt cho các công cụ tìm kiếm đánh giá xếp hạng.

27. Uy tín của liên kết domain. (Authority of link domain)

Authority của domain có thể là một yếu tố xếp hạng nữa, một liên kết từ Page có Authority thấp (PA) trên Site có Authority cao (DA) sẽ có giá trị hơn là từ một domain có DA thấp hơn 1.

28. Liên kết từ trang chủ homepage. 

Tương tự như vậy, một số chuyên gia SEO cho rằng các liên kết từ trang chủ có sức mạnh hơn những liên kết trên một trong các trang khác của domain đó.

29. Số lượng liên kết follow và nofollow. 

Google chính thức tuyên bố rằng họ không tính liên kết nofollow trong xếp hạng (liên kết với rel = nofollow) nhưng trang đích vẫn được đánh index mà không được truyền sức mạnh PageRank (not transfer PageRank). Do đó số lượng các liên kết follow sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn tốt hơn.

30. Sự đa dạng của các loại liên kết. 

Các loại liên kết bạn xây dựng tới trang web của bạn rất quan trọng. Quá nhiều liên kết cùng một loại có thể bị quy là spam và ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng của bạn.

31. Liên kết theo ngữ cảnh. 

Các liên kết trong nội dung của trang có giá trị hơn liên kết ở các vùng khác trong website như menu, cột điều hướng hoặc phần footer ở cuối trang.

32. Liên kết anchor. 

Anchor text của một liên kết được sử dụng là một yếu tố xếp hạng mạnh. Nếu lạm dụng quá có thể sẽ quy là spam, ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của bạn.

Yếu tố tên miền:

Cuối cùng, tên miền của bạn có thể ảnh hưởng đến thứ hạng. Một số tiêu chí sau ảnh hưởng đến thứ hạng:

33. Thời gian Tên miền đăng ký. 

Google xem xét lĩnh vực đăng ký dài hơn một năm được xem là đáng tin cậy hơn.

34. Lịch sử tên miền. 

Bạn không phải là người đầu tiên đăng ký tên miền. Và nếu tên miền của bạn đã bị phạt trong quá khứ, lịch sử của nó có thể ảnh hưởng đến thứ hạng hiện tại của tên miền đó.

35. Xác định mục tiêu thị trường địa phương - Country TLD extension. 

Nếu bạn nhắm mục tiêu một thị trường địa phương cụ thể, tức có một tên miền với một TLD quốc gia cụ thể (.vn, co.uk hoặc .jp chẳng hạn) sẽ giúp đạt được thứ hạng tốt hơn trong xếp hạng từ khóa.
Trên đây là 35 tiêu chí quan trọng nhất mà Google xếp hạng trang web, để tìm hiểu thêm các tiêu chí xếp hạng khác bạn tham khảo thêm 200 tiêu chí xếp hạng của google. Theo kinh nghiệm của bạn cần bổ sung thêm tiêu chí nào nữa, rất mong nhận được chia sẻ của bạn để bài viết có giá trị hơn với những người yêu SEO.
Hãy để lại comment những ý kiến của bạn, Song Lê sẵn sàng tư vấn các vấn đề website của bạn.
Chúc bạn thành công!
Đánh giá bài viết:
4.9/5(15 đánh giá)

Dịch vụ chúng tôi có trên 5.500 khách hàng tin dùng, luôn phục vụ Quý khách hàng bằng sự tâm huyết với chất lượng sản phẩm tốt nhất, hướng tới tính hiệu quả sử dụng, tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Hãy gửi yêu cầu tư vấn để Song Lê được phục vụ bạn.

Liên hệ tư vấn

Các tin khác

Trang chủ Danh mục Gọi điện Chat Zalo Messenger