Những cách SEO sai lầm giết chết website của bạn

Thời gian đăng: Ngày 20 Tháng Hai, năm 2017

  Nhiệm vụ các thuật toán của Google không khoan nhượng với những hình thức SEO spam hoặc vô tình bị vi pham các chính sách của Google mà bạn chưa biết.. Google muốn cung cấp cho người dùng thông tin chính xác và cái người dùng cần nhất. Các thuật toán liên tục cập nhật để cải thiện thuật toán xếp hạng hướng tới phục vụ người dùng tốt hơn.
 
SEO sai lầm khiến website của bạn bị hình phạt từ google
 
 
Google Penalty là gì?
 
Thuật toán Google Panda được Google công bố vào ngày 24/2/2011 ra đời nhằm giảm thứ hạng các trang web có nội dung kém chất lượng, nội dung rác
 
Các hình phạt đưa vào để loại bỏ các nội dung kém chất lượng trong bảng xếp hạng của Google. Năm 2012 thuật toán Penguin được áp dụng để trừng phạt các hình thức thao túng backlink, spam backlink nhằm đạt thứ hạng cao cho PageRank.
 
Thuật toán Chim ruồi (Hummingbird) sẽ gia tăng độ chính xác và tạo sự tương tác tự nhiên với người dùng bằng cách xem xét toàn bộ nội dung bài viết để tìm ra những kết quả có liên quan tới điều mà người dùng muốn tìm kiếm nhất.
Dính Google Sandbox (liên quan tới việc spam quá đà)
 
Nhận biết website của bạn bị Google Penalty
 
Các hình phạt có thể được Google xử lý tự động hoặc thủ công (manual), với hình phạt thủ công bạn sẽ nhận được thông báo nhưng thông thường bạn sẽ không nhận được chính xác nguyên nhân là gì, ngay cả các chuyên gia SEO có kinh nghiệm cũng có thể dính các hình phạt của Google.
 
Một số dấu hiệu bị dính hình phạt
 
  • Các trang web không có được vị trí xếp hạng tốt, thứ hạng từ khóa cứ giảm dần trong kết quả tìm kiếm
  • Toàn bộ trang của bạn bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm của Google, check site:tendomaincuaban.com không thấy có kết quả nào (dính sandbox)
  • Những nội dung mới không được đánh chỉ mục
  • Traffic lưu lượng người dùng Search Organic giảm dần đều
Traffic giảm khi bị dính hình phạt
 
Thật không may nếu website của bạn bị hình phạt vì những lý do sau đây, bạn nên biết để tránh những hình phạt từ Google:
 
  1. Mua liên kết nhằm thao túng PageRank
  2. Liên kết đối ứng quá mức – lạm dụng trao đổi liên kết với các site khác
  3. Trùng lặp nội dung – đảm bảo mỗi trang trên site có nội dung là duy nhất
  4. Lam dụng thẻ H1, yêu cầu bắt buộc mỗi trang chỉ sử dụng 1 thẻ H1
  5. 404s Internal: những trang không tồn tại nội dung cần điều hướng 404 để báo cho người dùng và các search engine
  6. Liên kết từ trang web có ngôn ngữ khác
  7. Nhồi nhét từ khóa trong nội dung, khắc phục đọc bài: 27 tiêu chí SEO moz
  8. Đặt liên kết ở cuối trang (footer)
  9. Thiết trang sitemap.xml
  10. Sử dụng các liên kết ẩn trong trang
  11. Broken external links – những link ra ngoài bị lỗi 404
  12. Nội dung lấy từ các trang khác
  13. Nội dung ẩn trên trang
  14. Anchor text sử dụng quá đà
  15. Bỏ qua Hreflang
  16. Website bị timeout hoặc down hẳn
  17. Từ khóa trong anchor text không khớp với nội dung trang đích
  18. Sử dụng mạng lưới Blog
  19. Tham gia vào mạng lưới trao đổi liên kết
  20. Đặt liên kết ở tất cả các trang
  21. Lạm dụng từ khóa trên trang (không sử dụng quá 5 lần trên trang)
  22. Tốc độ load trang chậm
  23. Spinning trộm cắp nội dung
  24. Spam comment ở các diễn đàn
  25. Trang web của bạn bị hacked
  26. Xây dựng liên kết Speedy - tốc độ xây dựng liên kết đồng thời quá nhanh tập trung vào trang đích (không tự nhiên)
  27. Bị người dùng report spam
  28. Liên kết từ các diễn đàn sử dụng tràn ngập trong chữ ký
  29. Sai sót trong robots.txt như để: Disallow: /
  30. Liên kết đến các trang web đáng ngờ vi phạm đạo đức, pháp lý, khiêu dâm và các trang độc hại
  31. Tối ưu hóa quá đà, hãy tập trung viết nội dung tự nhiên ưu tiên cho người dùng
  32. Đặt quá nhiều liên kết ra các trang web ngoài
  33. Chuyển hướng 301 sang trang khác khi trang bị hình phạt, sẽ nhận được hình phạt mới cho trang bạn chuyển hướng.
  34. Các mã lỗi HTTP status 500 từ server
  35. Backlink độc hại từ các trang bị google phạt, từ các trang vi phạm có thể bị đối thủ chơi khăm
  36. Website Không hộ trợ các thiết bị di động, không có bản cho mobile
  37. Không có liên kết ra trang ngoài, Google muốn biết nội dung bạn tham khảo từ nguồn nào
  38. Vô tình mua lại tên miền có lịch sử xấu
  39. Trộm cắp nội dung từ website khác
  40. Lạm dùng quá đà các quảng cáo trên trang, pop up
  41. Sử dụng trang trại nội dung – Nội dung sao chép không sáng tạo, không có giá trị thông tin
  42. Sinh nội dung tự động
  43. Chuyển hướng nén lút, tự động điều hướng người dùng đến trang không mong muốn
  44. Tạo những trang có từ khóa không liên quan
  45. Tạo trang có hành vi độc hại, chẳng hạn như lừa đảo hoặc cài đặt virus, trojan hoặc phần mềm độc hại khác
  46. Lợi dụng các đoạn mã đánh dấu
  47. Gửi các truy vấn tự động tới Google
  48. Nội dung nghèo nàn không có giá trị
  49. Quá nhiều link từ nguồn kém chất lượng
  50. Nhiều link từ nguồn không liên quan
 
Kết luận
 
Trên đây là những lý do có thể do cố ý hoặc không cố ý mà website của bạn gặp phải, nếu không muốn gặp rắc rối với hình phạt của Google, bạn nên cẩn thận khi SEO trang web của mình không bị những lỗi ở trên, khi bị gặp hình phạt hãy dừng chiến dịch SEO và tập trung khắc phục tháo gỡ, sau báo Google xem xét lại.
Đánh giá bài viết:
0.0/5(0 đánh giá)
Tags:

Dịch vụ chúng tôi có trên 5.500 khách hàng tin dùng, luôn phục vụ Quý khách hàng bằng sự tâm huyết với chất lượng sản phẩm tốt nhất, hướng tới tính hiệu quả sử dụng, tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Hãy gửi yêu cầu tư vấn để Song Lê được phục vụ bạn.

Liên hệ tư vấn

Các tin khác

Trang chủ Danh mục Gọi điện Chat Zalo Messenger