Cũng giống như các ứng dụng lập trình khác, sau một thời gian sử dụng các website cần được nâng cấp và bảo trì nhằm mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất, đảm bảo tích hợp đầy đủ các tính năng, dễ dàng cập nhật và quản lý thông tin web. Để hiểu rõ hơn về những trường hợp cũng thời điểm lý tưởng thực hiện việc bảo trì và nâng cấp website, mời bạn cùng tham khảo thêm các thông tin dưới đây.
Dấu hiệu của những website cần phải được bảo trì và nâng cấp:
Thông thường chu kì của một website là 3 năm, nếu quá thời gian trên mà không được cập nhật thì quá trình tương tác sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, hay phát sinh lỗi dễ gây khó chịu cho người quản lý cũng như khách hàng truy cập. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ, chưa đến thời gian 3 năm nhưng bạn cần thực hiện việc bảo trì và nâng cấp website ngay, đó là khi:
+ Website của mình đã lỗi thời về các chức năng, việc cập nhật website trở nên khó khăn.
+ Website của bạn không hỗ trợ tốt cho việc tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm khiến việc làm SEO trở nên khó khăn.
Website chạy quá chậm, lỗi thời về chức năng cần được bảo trì và nâng cấp sớm.
+ Website chạy quá chậm hoặc những Website được thiết kế theo công nghệ frame, ifame lỗi thời cũng là những website cần thực hiện việc bảo trì và nâng cấp ngay nếu không muốn mất dần khách hàng.
+ Bên cạnh những đặc điểm về chất lượng hoạt động website, bạn cũng nên chú ý đến phần giao diện. Theo đó, những website có giao diện quá cũ, không bắt kịp với xu hướng của website hiện tại cũng cần được nâng cấp và bảo trì sớm nhằm xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh việc nâng cấp website, bạn cần liên tục cập nhật nội dung để website luôn được đổi mới và thu hút người truy cập hơn.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn sử dụng website tốt hơn cho việc kinh doanh của mình.
Chúc các bạn thành công!