Cấu trúc website của bạn càng tốt, bạn càng có khả năng xếp ở vị trí cao hơn trên công cụ tìm kiếm. Mỗi website đều có dạng “cấu trúc” nào đó. Có thể là một cấu trúc mạnh mẽ và đồng bộ, hay cấu trúc có thể là các trang lộn xộn không được sắp xếp. Nếu bạn tạo được một website có cấu trúc tốt (thân thiện với người dùng và bots) thì nó sẽ đạt được kết quả tốt trên trang tìm kiếm.
Trong bài viết này, tôi chia sẻ một số lời khuyên tốt nhất về cách tạo một cấu trúc website. Sao cho hấp dẫn với người dùng, được crawl và đánh chỉ mục bởi các spider (crawler) và đem đến kết quả hiển thị tốt nhất trên trang kết quả tìm kiếm.
Tại sao cấu trúc lại quan trọng
Khi làm việc với hàng trăm khách hàng trong nhiều năm qua, chúng tôi rất ngạc nhiên khi cấu trúc website thường bị bỏ qua. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của hoạt động SEO website. Một vài webmaster và chủ website đã hiểu được tầm quan trọng của cấu trúc website trong việc gia tăng hiệu quả của SEO.
Dưới đây một số lý do tại sao cấu trúc website lại quan trọng và sau đó thảo luận về cách xây dựng cấu trúc website thân thiện với SEO của bạn.
Cấu trúc website tốt đồng nghĩa với trải nghiệm người dùng cũng tốt
Khi bạn bỏ qua màu sắc, font chữ, đồ họa, hình ảnh và dấu cách thì một thiết kế website tốt thực sự nằm ở phần cấu trúc website.
Con người luôn khao khát sự cân bằng về nhận thức. Có khả năng sắp xếp các chi tiết hợp lý với nhau, tìm được những điều họ mong đợi và xác định những gì họ đang tìm kiếm. Do đó, một cấu trúc website mạnh mẽ và hợp lý sẽ có sức thuyết phục về nhận thức đối với người dùng.
Như bạn biết, website của bạn càng hấp dẫn với người dùng bao nhiêu thì nó cũng hấp dẫn công cụ tìm kiếm bấy nhiêu. Thuật toán của Google sử dụng thông tin từ người dùng để xếp hạng website của bạn. Nếu website của bạn có CTR thấp và thời gian ở lại trên trang thấp thì website đó sẽ không có được đánh giá cao trên các trang kết quả tìm kiếm. Ngược lại, khi một người dùng tìm thấy một website họ thích, ví dụ, một website có cấu trúc tốt, họ sẽ không thoát trang và ở lại lâu hơn. Một cấu trúc website chính xác có thể giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian trên trang. Hai chỉ số này sẽ giúp cải thiện thứ hạng website của bạn trên các trang kết quả trả về.
Một cấu trúc website tốt cung cấp cho website của bạn các sitelink
Sitelink là một dạng danh sách trên trang kết quả tìm kiếm thể hiện trang chính của website của bạn cùng với một số internal link được trình bày thụt vào ở bên như hình dưới đây. Các sitelink dạng này thường xuất hiện khi bạn search chính tên thương hiệu của mình. Ở Việt Nam bạn có thể xem site link của một số trang báo như 24h, dantri, vnexpress, baomoi,…. Hay như trang Quicksprout dưới đây.
SiteLink là một lợi thế lớn cho SEO. Chúng làm tăng khả năng điều hướng website của bạn, hướng người dùng đến thông tin liên quan nhất, tăng uy tín thương hiệu quả bạn, cải thiện lòng tin của người dùng, giúp bạn có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm, tăng tỷ lệ nhấp chuột và rút ngắn phễu bán hàng.
Tuy nhiên, làm thế nào để tạo được các sitelink? Bạn không thể chỉ vào Google webmaster tool và điền vào một số trường có trong biểu mẫu. Bạn không thể tự tạo các sitelink. Thay vào đó, thuật toán của Google tự động tạo các sitelink cho các website. Và họ làm vậy dựa trên một cấu trúc website tốt.
Nếu bạn có cấu trúc website kém, rất có thể website của bạn sẽ không bao giờ nhận được các sitelink. Các sitelink có thể tăng lượng traffic cho website của bạn, CTR cao hơn và cũng giúp tăng chuyển đổi.
Cấu trúc website tốt sẽ giúp crawl dữ liệu tốt hơn
Các công cụ web crawler như Googlebot thực hiện crawl thông tin của website. Mục tiêu của các công cụ này là đánh chỉ mục nội dung nhằm trả về nội dung tốt nhất trong kết quả tìm kiếm. Cấu trúc website của bạn càng tốt bao nhiêu thì crawler càng sớm tiếp cận và đánh chỉ mục nội dung của bạn sớm bấy nhiêu.
Crawler không tự động phát hiện ra mọi thứ có trên website của bạn. Google thậm chí thừa nhận, “Có những trang trên website của bạn chúng tôi có thể không…thấy được,” hay “những URL không thể phát hiện được bằng quá trình crawl dữ liệu thông thường của Google”. Đó là một trong những lý do tại sao lại cần có các Sitemap. Tuy nhiên, crawler sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, crawl, đánh chỉ mục và trả về các trang của một website có cấu trúc mạnh mẽ.
Cấu trúc website tốt sẽ giúp quá trình SEO tốt hơn – Tối ưu hóa quá trình crawl dữ liệu
Tóm lại, chính cách sắp xếp website của bạn sẽ mở đường cho SEO thành công. Trên thực tế, có thể lập luận rằng nếu không có một cấu trúc website tốt, bạn sẽ không bao giờ SEO thành công. Cấu trúc website tốt tạo cho website của bạn có một nền tảng SEO không thể phá vỡ, giúp cung cấp cho bạn lượng tìm kiếm tự nhiên nhiều hơn.
6 bước xây dựng cấu trúc website
Bây giờ, chúng tôi sẽ nói cho các bạn biết làm thế nào để tạo được một cấu trúc website tốt.
1. Xây dựng cấu trúc website trước khi bạn xây dựng website của mình
Nếu website của bạn đang trong quá trình xây dựng, lúc này rất phù hợp để lập kế hoạch xây dựng một cấu trúc website để SEO hiệu quả nhất. Bạn có thể xây dựng cấu trúc website trên bảng, trang tính (Excel, Google Drive Sheets), các trình xử lý văn bản hay Visio hay OmniGraffle.
Việc xây dựng cấu trúc website chẳng qua là một cách thức sắp xếp lại thông tin của bạn đơn giản và phù hợp hơn. Cấu trúc website cũng sẽ trở thành điều hướng và cấu trúc đường dẫn URL của bạn.
Nói chung thì một cấu trúc website sẽ có dạng như sau:
Có một vài ý của cấu trúc website bạn cần ghi nhớ.
-
Đảm bảo cấu trúc website của bạn phù hợp. Đừng có nghĩ quá nhiều hay phức tạp hóa quá trình này. Bạn cần sự đơn giản, cho chính bạn và thuận tiện cho các crawler và người dùng. Mỗi danh mục chính cần đặc thù và khác biệt. Mỗi danh mục con cần liên quan đến danh mục chính chứa danh mục con đó.
-
Đảm bảo số lượng danh mục chính từ 2 đến 7. Trừ khi bạn là trang Amazon.com, bạn không cần phải có quá nhiều danh mục chính. Chỉ cần vài danh mục chính là được. Nếu bạn có nhiều hơn 7 danh mục chính. Bạn cần phải nghĩ lại cách tổ chức và rút gọn lại các danh mục đó.
-
Cố gắng cân bằng số lượng danh mục con trong từng danh mục chính. Về cơ bản, cố gắng đảm bảo số lượng khoảng 7 danh mục. Nếu một danh mục chính có 14 danh mục con, còn một danh mục chính khác chỉ có 3 danh mục con thì cách sắp xếp này không hợp lý.
2. Tạo một cấu trúc URL tuân theo cấu trúc điều hướng website của bạn
Thành phần chính thứ hai trong việc xây dựng một cấu trúc website tốt là cấu trúc URL. Cấu trúc URL của bạn cần phải tuân theo cấu trúc điều hướng trên website của bạn.
Giả sử, chúng ta có cấu trúc các mục trong website của bạn như sau:
Cấu trúc URL cho vị trí của khu phố Tàu có dạng như sau:
kimsrestaurant.com/locations/chinatown
Cấu trúc URL của bạn sẽ được tổ chức theo cấu trúc các mục trên website của bạn. Nghĩa là URL của bạn sẽ chứa các từ có thực (không phải ký tự đặc biệt) và phạm vi từ khóa phù hợp.
3. Tạo điều hướng website của bạn trên HTML hay CSS.
Khi bạn tạo điều hướng hãy đảm bảo sử dụng code đơn giản. HTML và CSS là hai phương án tạo điều hướng tốt nhất cho bạn. Code bằng JavaScript, Flash và Ajax sẽ hạn chế khả năng của crawler bao gồm điều hướng và cấu trúc các mục trên website của bạn.
4. Sử dụng một cấu trúc điều hướng có chiều sâu thấp
Cấu trúc điều hướng của bạn rõ ràng sẽ tuân theo cấu trúc các mục trên website của bạn. Đảm bảo các trang quan trọng, không bị nằm quá sâu trên website. Các trang nông hoạt động tốt hơn, cả về mặt người dùng và crawler, như được lưu ý trong bài viết trên Search Engine Journal:
Một website nông (tức là, chỉ cần tối đa ba lần nhấp chuột là đến được từng trang) được ưa chuộng hơn nhiều so với một website sâu (cần phải nhấp chuột rất nhiều lần để xem từng trang trên website của bạn).
5. Tạo tiêu đề liệt kê các trang điều hướng chính của bạn
Tiêu đề trên cùng của bạn cần liệt kê các trang chính của bạn. Website Neilpatel.com sử dụng một tiêu đề điều hướng rất đơn giản với ba danh mục con. Tiêu đề này cung cấp đầy đủ mọi thứ mà khách hàng cần.
Thêm các menu khác ngoài các danh mục chính của bạn có thể gây mất tập trung và không cần thiết. Nếu bạn thiết kế một website song song, hãy đảm bảo cung cấp tiêu đề menu hiển thị thống nhất trên từng cuộn chuột.
Mặc dù menu đổ xuống sử dụng hiệu ứng CSS hay các menu kiểu ẩn đi có thể mang lại trải nghiệm người dùng độc đáo hay hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, chúng lại không giúp tăng cường hiệu quả SEO. Chúng tôi khuyên bạn không nên dùng các kiểu menu này. Và cũng không sử dụng một cấu trúc điều hướng dựa trên hình ảnh. Liên kết dạng chữ kèm theo các anchor text phù hợp sẽ mang lại hiệu quả SEO tốt nhất.
6. Xây dựng một cấu trúc internal link toàn diện
Internal link giúp thêm da thêm thịt cho phần xương là cấu trúc điều hướng trên website phù hợp. Bài viết của Moz về internal link chỉ ra 3 lý do tại sao internalink lại quan trọng:
-
Chúng cho phép người dùng điều hướng một website.
-
Chúng giúp thiết lập cấu trúc điều hướng cho website cụ thể.
-
Chúng giúp phân phối link juice trên các website.
Mỗi yếu tố này đều liên quan trực tiếp đến việc tạo nên cấu trúc chặt chẽ và tích hợp đầy đủ của website.
Về cơ bản mỗi trang trên website của bạn phải có liên kết đến và liên kết trỏ sang một trang khác trên website. Bạn cần phải điều hướng internal link tới các trang danh mục chính và danh mục con. Tuy nhiên, cũng nên điều hướng internal link tới các bài viết liên quan hoặc cùng cấp.
Internal link giúp công cụ tìm kiếm biết trang nào quan trọng và cách để truy cập đến những trang đó. Bạn càng có nhiều internal link trên toàn bộ các trang thì càng tốt.
Kết luận
Cấu trúc website là một sản phẩm của quá trình tư duy cẩn thận, thiết kế có chủ đích và sắp xếp chính xác. Thời điểm tốt nhất để xây dựng một cấu trúc website tốt là trước khi bạn bắt đầu xây dung website của mình. Tuy nhiên, nếu bạn thiết kế lại website, bạn có thể sửa lại thiết kế và sắp xếp lại một số thành phần điều hướng để cải thiện SEO theo cấu trúc.
Có nhiều thứ để ghi nhớ khi tối ưu hóa website của bạn cho công cụ tìm kiếm. Cấu trúc website là một trong những phương pháp tối ưu hóa quan trọng nhất nhưng cũng thường bị bỏ qua nhất. Nếu bạn có một cấu trúc website tốt, thì bạn cũng sẽ có được hiệu quả SEO tuyệt vời.